Nội dung chính hàng đầu

Các bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Sức khỏe tài chính của bạn sẽ được quyết định bởi cách bạn quản lý, chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào.

An tâm về tài chính là cảm giác an toàn và chủ động kiểm soát tài chính một cách hiệu quả. Một khi bạn có đủ khả năng thanh toán các hóa đơn và quản lý tốt những chi phí phát sinh, bạn sẽ cảm thấy tự tin khi lập kế hoạch tài chính cho tương lai của mình.

Vậy kế hoạch quản lý tài chính cá nhân nên bắt đầu từ đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Quản lý chi tiêu cá nhân

Tạo thu nhập thụ động: Tiết kiệm và đầu tư

Quản lý hóa đơn và các khoản vay

Lập kế hoạch tài chính khi nghỉ hưu

Quản lý chi tiêu cá nhân

Một trong các bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là biết cách quản lý ngân sách, làm thế nào để chi tiêu có kế hoạch. Ngân sách cá nhân bao gồm các khoản thu và chi giúp bạn theo dõi thói quen chi tiêu của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào ngân sách đề ra, bạn sẽ yên tâm rằng số tiền mình có đủ để chi trả cho các khoản chi phí.

Rà soát chi tiêu và nguồn thu nhập

Bạn có biết mức thu nhập trung bình hàng tháng của bản thân là khoảng bao nhiêu không? Nếu thu nhập giữa các tháng chênh lệch nhau, hãy tính mức trung bình trong 3 tháng vừa qua. Thông qua Ứng dụng HSBC Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng kiểm tra lịch sử giao dịch ngân hàng bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu.

Chỉ cần theo dõi bảng sao kê ngân hàng của bạn trong 3 tháng gần nhất, bạn sẽ tính được mức chi tiêu trung bình hàng tháng. Hãy nhớ cộng các giao dịch bằng tiền mặt để ước tính số tiền ra vào một cách chính xác nhất. Từ đó đánh giá tình hình tài chính cá nhân xem liệu mức chi tiêu hiện tại có vượt quá khả năng chi trả của mình hay không, mỗi tháng bạn có khoản dư tiết kiệm hay không.

Xác định mục tiêu tài chính

Việc đặt ra các mục tiêu tài chính càng cụ thể càng giúp bạn hình dung rõ ràng bức tranh tài chính mà bạn muốn đạt được trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn xác định mục tiêu tài chính của bản thân rõ ràng hơn:

  • Bạn muốn mua gì trong 12 tháng sắp tới?
  • Kế hoạch trung hạn của bạn là gì (ví dụ: tiết kiệm tiền để mua nhà)?
  • Để thực hiện các mục tiêu dài hạn trong tương lai, bạn đã chuẩn bị gì chưa?

Hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi trên và cụ thể hóa số tiền bạn cần để đạt những mục tiêu trong tương lai. Khi đó, bạn có thể sử dụng công cụ lập kế hoạch tiết kiệm để nhanh chóng tính xem bạn cần bao nhiêu tháng để hoàn thành những mục tiêu đặt ra.

Để tập trung vào các mục tiêu tài chính, cách tốt nhất là hãy viết chúng ra. Nếu bạn chia nhỏ các mục tiêu đó thì việc quản lý kế hoạch tài chính cá nhân sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Cuối cùng, hãy chia sẻ các mục tiêu tài chính của bạn với gia đình vì khi gặp khó khăn trong quá trình hiện thực chúng, họ sẽ trở thành nguồn động lực to lớn thúc đẩy bạn.

Lên kế hoạch chi tiêu cá nhân

Sau khi bạn đã xác định được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình, việc tiếp theo chính là lập kế hoạch tài chính cá nhân theo các phương pháp quản lý chi tiêu. Ví dụ, khi áp dụng Quy tắc 50/30/20, bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành 03 khoản – 50% dành cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu; 30% cho các chi phí giải trí, mua sắm; và 20% để trả nợ hoặc tiết kiệm cho các mục tiêu. Trong cuốn "Bí mật tư duy triệu phú", tác giả T. Harv Eker đã đưa ra phương pháp quản lý tiền bạc dựa trên Quy tắc 6 chiếc lọ – chia thu nhập thành 6 loại riêng biệt, trong đó bao gồm cả giáo dục và làm từ thiện.

Đánh giá và điều chỉnh chi tiêu

Để quản lý chặt chẽ kế hoạch tài chính cá nhân, bạn nên theo dõi các mục tiêu một cách thường xuyên. Thu nhập và chi tiêu của bạn có thể luôn dao động, lúc này việc điều chỉnh ngân sách hoặc mục tiêu tài chính cá nhân là điều cần thiết. Hãy dành thời gian xem xét đánh giá cũng như điều chỉnh các mục tiêu sao cho phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của bạn.

Tạo thu nhập thụ động: Tiết kiệm và đầu tư

Biết cách gia tăng thu nhập thụ động từ sớm chính là chìa khóa nhanh nhất để bạn hướng đến tự do tài chính trong tương lai.

Giữ tiền tiết kiệm có thể ít rủi ro hơn nhưng đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, những lợi nhuận này không được đảm bảo. Bởi vì thị trường có thể biến động, bạn có thể thấy rằng số tiền bạn thu về ít hơn số tiền bạn bỏ vào - hoặc bạn có thể tăng số tiền của mình.

Quản lý nguồn tiền linh hoạt

Để tài sản sinh lời, bạn có thể bắt đầu bằng cách thực hiện những thói quen nhỏ và tạo ra những thay đổi lớn ngay hôm nay. Giả sử bạn mua cà phê giá 25.700 VNĐ, nếu làm tròn số tiền bạn chi tiêu và tiết kiệm khoản dư thì số tiền còn lại là 300 VNĐ bạn hãy chuyển vào tài khoản tiết kiệm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể:

  • thiết lập ghi nợ tự động để trực tiếp trích ra một khoản tiết kiệm nhất định từ thu nhập hàng tháng
  • cân nhắc đầu tư tài chính – gia tăng lợi nhuận theo thời gian dù thị trường có biến động
  • gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để sinh lời mỗi tháng
  • có quỹ dự phòng tài chính – đây là khoản tiền chỉ dành cho những sự kiện khẩn cấp

Quỹ dự phòng tài chính được tích lũy tùy vào thói quen chi tiêu và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Thông thường, bạn cần xây dựng một quỹ dự phòng có thể giúp bạn duy trì cuộc sống sinh hoạt ít nhất từ 3 tháng. Quỹ dự phòng cũng là cách bảo vệ tài chính, tránh vay mượn nợ hoặc ít nhất bạn có thể dùng tiền mặt trong trường hợp bất đắc dĩ.

Đọc thêm bài viết: 8 cách giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả

Đầu tư tài chính cá nhân

Đầu tư tài chính cá nhân là việc làm thế nào để bạn kiếm thêm những khoản thu nhập và gia tăng lợi nhuận từ việc sử dụng khoản tiền nhàn rỗi. Nếu biết cách phân bổ dòng tiền hợp lý giữa việc tiết kiệm và đầu tư thì việc đạt được mục tiêu tự do tài chính của bạn sẽ không còn xa.

Các hình thức đầu tư bao gồm:

  • cổ phiếu
  • bất động sản
  • vàng

Các hình thức gửi tiết kiệm

Tiền gửi có kỳ hạn là một loại tài khoản tiết kiệm trả lãi sau một thời gian nhất định. Với Tiền gửi có kỳ hạn của HSBC, thời gian này có thể từ 1 tuần đến 36 tháng. Nếu bạn rút tiền trước khi khoản tiền gửi có kỳ hạn đáo hạn, bạn sẽ bị mất toàn bộ tiền lãi. Ngoài ra với sản phẩm Tiền gửi đa kỳ hạn của HSBC, khách hàng có nhiều lựa chọn rút tiền linh hoạt hơn. Đây có thể là một sản phẩm tiết kiệm tốt hơn nếu trong trường hợp bạn cần rút tiền sớm hơn kỳ hạn.

Quản lý hóa đơn và các khoản vay

Đối mặt với các khoản nợ phải trả chính là thách thức lớn mà nhiều người gặp phải trong quá trình lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. Đầu tiên, bạn cần phải biết rõ về các khoản cần phải thanh toán hiện có. Điều này giúp bạn ưu tiên trả dần các khoản nợ và có chiến lược trả nợ phù hợp.

Nếu cứ mãi chật vật với việc thanh toán các hóa đơn chồng chất hàng tháng, bạn sẽ có xu hướng để quên chúng và điều này rất dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát tài chính. Sau đây là 05 điều bạn cần làm để theo dõi chặt chẽ các khoản thanh toán của mình.

1. Kiểm tra hóa đơn thanh toán có thể được giảm giá hay không

Chi tiêu có chủ đích giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả hơn, bạn có thể:

  • kiểm tra đối chiếu bảng sao kê và hóa đơn thẻ tín dụng của bạn hàng tháng
  • kiểm tra đồng hồ điện định kỳ
  • sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng
  • ở ghép để chia hóa đơn hộ gia đình (tiền điện, nước, wifi)
  • sử dụng phương tiện công cộng thay vì đặt Grab hay đi taxi
  • kiểm tra và áp mã giảm giá nếu có trước khi thanh toán hóa đơn

2. Chọn phương thức thanh toán tiết kiệm

Bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc quên hay chậm trả hóa đơn mỗi tháng. Với dịch vụ Thanh toán hóa đơn tự động bằng Thẻ tín dụng hoặc Tài khoản Vãng Lai/ An Lợi của HSBC, bạn có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn điện, nước, truyền hình cáp, internet, thuê bao di động trả trước và sau, nạp thẻ điện thoại và các dịch vụ khác. Hơn nữa, mọi dịch vụ thanh toán hóa đơn thông qua Ngân hàng Trực tuyến hoặc Ứng dụng HSBC đều hoàn toàn miễn phí.

3. Đảm bảo các hóa đơn được thanh toán đúng hạn

Kiểm tra và đặt nhắc nhở ngày đến hạn thanh toán là cách giúp bạn không bỏ lỡ khoản thanh toán hàng tháng. Cài đặt dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động trên ứng dụng di động là phương thức thanh toán hóa đơn nhanh chóng, thuận tiện và đúng hạn.

4. Sử dụng công cụ quản lý tài chính cá nhân

Ngày nay, công cụ quản lý tài chính được phát triển rộng rãi nhằm cung cấp các giải pháp về quản lý chi tiêu. Ứng dụng HSBC Việt Nam cho phép bạn dễ dàng theo dõi lịch sử giao dịch và hóa đơn thanh toán gần nhất. Hơn nữa khi bạn đăng ký dịch vụ Thanh toán hóa đơn tự động, mọi trạng thái thanh toán đều được thông báo qua email.

Công cụ quản lý chi tiêu cá nhân sẽ hỗ trợ bạn thiết lập các mục tiêu và hoạch định tài chính tốt hơn khi hóa đơn được thanh toán đúng hạn và thống kê chi tiêu chi tiết.

Tìm hiểu thêm: Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng HSBC

5. Chọn hình thức vay và trả nợ

Thực ra các khoản nợ không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu bạn quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tình chính tài chính của bạn. Sau đây là 03 hình thức vay với phương thức xử lý các khoản vay phù hợp:

Chương trình Mua sắm Trả góp thông qua Ứng dụng HSBC Việt Nam cho phép bạn chia hóa đơn Thẻ tín dụng HSBC thành các khoản thanh toán thời hạn tối đa lên đến 12 tháng với lãi suất 0%. Bạn có thể chọn thời hạn thanh toán dài hơn là 24 hoặc 36 tháng, nhưng các kỳ hạn trả góp này sẽ áp dụng lãi suất hàng tháng.

Vay tín chấp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cùng với hạn mức vay và thời hạn linh hoạt. Tại HSBC, bạn có thể vay tín chấp cho khoản vay tiêu dùng và trả góp với lãi suất thấp được tính trên dư nợ giảm dần. Với cách tính này, tiền lãi và số tiền bạn phải trả sẽ giảm dần qua từng tháng. Bạn có thể tham khảo cách tính lãi suất cho khoản vay tín chấp để biết thêm thông tin.

Vay thấu chi có đảm bảo sẽ phù hợp cho các nhu cầu tài chính ngắn hạn sử dụng cho các mục đích tiêu dùng cá nhân với khoản vay lớn. Lưu ý lãi suất áp dụng khoản vay này thường cao, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định vay.

Tóm lại, với bất cứ hình thức vay nào, bạn sẽ cần tính toán số tiền mình có thể trả hàng tháng là bao nhiêu vì ít nhất bạn phải thanh toán số tiền tối thiểu cho tất cả các khoản vay của mình để giải phóng các khoản vay mình đang nợ.

Hướng dẫn cách đăng ký trả góp qua thẻ tín dụng HSBC trên Ứng dụng HSBC Việt Nam

Cách thức đăng ký

đăng ký gói Chi tiêu trả góp trên ứng dụng HSBC Việt Nam.
Đăng ký chương trình Mua sắm Trả góp chỉ với các thao tác đơn giản.

Lập kế hoạch tài chính khi nghỉ hưu

Kế hoạch tài chính cá nhân là một bản mô tả các mục tiêu tài chính của bạn ở hiện tại và trong tương lai. Do đó kế hoạch nghỉ hưu là một điều không thể thiếu.

Lập kế hoạch hưu trí

Để xác định rõ hơn về mục tiêu tài chính của mình, bạn có thể trả lời danh sách câu hỏi sau:

  • Khi nào bạn dự định nghỉ hưu?
  • Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ dùng tiền cho việc gì?
  • Bạn có phải hỗ trợ tài chính cho gia đình không?
  • Bạn muốn hoàn toàn nghỉ ngơi khi về hưu?

Hãy viết ra câu trả lời và thường xuyên xem lại để đảm bảo kế hoạch tài chính của bạn đang đi đúng hướng.

Bắt đầu thực hiện kế hoạch nghỉ hưu từ sớm

Khó mà xác định cần bao nhiêu tiền để bạn đạt được tự do tài chính trước khi nghỉ hưu, tuy nhiên điều quan trọng là bắt đầu nghĩ về việc này càng sớm càng tốt.

Chia các kế hoạch nghỉ hưu của bạn thành hai mục tiêu đó là ngắn hạn và dài hạn. Nếu kế hoạch của bạn là trả hết khoản vay thế chấp trước lúc nghỉ hưu thì hãy dùng Công cụ Tính khoản vay mua nhà để tính xem mỗi tháng bạn cần phải trả bao nhiêu tiền mới đạt được mục tiêu đó. Đừng quên cân nhắc cho việc đầu tư tài chính gia tăng lợi nhuận theo thời gian.

Mua bảo hiểm

Bạn cảm thấy mình còn quá trẻ để nghĩ đến việc mua bảo hiểm? Thực chất, mua các sản phẩm bảo hiểm toàn diện hay bảo hiểm sức khỏe ngay từ khi còn trẻ chính là phương pháp dự phòng tài chính phù hợp cho bản thân và gia đình trước những biến cố trong đời.

Hơn nữa mua bảo hiểm từ sớm là bước chuẩn bị không thể thiếu trong kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đảm bảo cho cuộc sống của bạn và cả gia đình bạn sau nghỉ hưu. Tại HSBC, chúng tôi mang đến 05 chương trình Bảo hiểm Sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm cơ bản lên đến 03 tỷ đồng.

Trước khi mua bảo hiểm nhân thọ, hãy nghĩ xem bạn muốn mức chi trả bảo hiểm là bao nhiêu. Nếu còn nhiều băn khoăn, bạn có thể tham khảo lời khuyên từ các đơn vị tư vấn tài chính để đưa ra quyết định phù hợp với kế hoạch tài chính cá nhân. Bảo Hiểm Liên Kết Chung Trọn Vẹn Cân Bằng của HSBC cho phép bạn linh hoạt đưa ra lựa chọn quyền lợi bảo hiểm khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của bạn. 

Lập kế hoạch thừa kế

Kế hoạch thừa kế tài sản là quyết định chuyển giao tài sản hoặc di sản của bạn lại cho người thân. Ở Việt Nam, Luật thừa kế sẽ được áp dụng nếu bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không có giá trị pháp lý. Tài sản của bạn có thể được phân chia theo thứ tự ưu tiên của người thừa kế và không nhất thiết theo đúng nguyện vọng của bạn. Do đó, nếu có kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện và có sự chuẩn bị từ sớm, những giá trị mà bạn vun đắp và giữ gìn sẽ được bảo vệ và trao lại cho những người thân yêu.

Có thể bạn quan tâm

Để việc tiết kiệm tiền trở nên thú vị hơn, hãy thử qua 8 thử thách sau giúp bạn chi tiêu ít, tiết kiệm tiền nhiều hơn đồng thời kiểm soát tài chính hiệu quả.
Lãi suất thẻ tín dụng, chi phí tài chính là gì? Đọc để hiểu thêm về lãi suất thẻ tín dụng, các chi phí, cách tính và làm thế nào để tránh phát sinh lãi và phí.
Nếu bạn chưa hiểu rõ cách đọc bảng sao kê của thẻ tín dụng thì bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.