Nhà văn Charlie Lawson đã nói rằng, một mối quan hệ tốt có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và mọi lúc, mọi nơi. Tất cả những người mà bạn gặp gỡ khi đi du học, có thể là giảng viên, các đàn anh đi trước, bạn bè cùng khóa hay hàng xóm nơi bạn sinh sống đều có thể là những mối quan hệ tiềm năng nên được nuôi dưỡng. Là một sinh viên năm cuối, bạn nên nắm rõ các lý do khi thiết lập một mối quan hệ: bạn đang tìm kiếm một người cố vấn về ngành học; bạn đang tìm kiếm một công việc khi tốt nghiệp hoặc tìm một người bạn cùng cùng đam mê, cùng sở thích?
Những giảng viên trong trường học
Cách nhanh chóng nhất đế kết nối với thầy cô trong trường bạn là gặp gỡ họ ngay trong khuôn viên trường. Đừng ngần ngại nói chuyện với giảng viên sau buổi học của bạn để hỏi về những điều bạn đang băn khoăn về bài học hôm đó hoặc đặt lịch hẹn với họ trong giờ làm việc để xin được tư vấn về ngành học.
Những cựu sinh viên cùng ngành
Các cựu sinh viên trong trường là mối quan hệ giá trị mà bạn có thể học hỏi các kinh nghiệm cũng như kỹ năng về môn học của mình một cách gần gũi nhất. Khi còn đang chưa tốt nghiệp đại học, hãy cố gắng kết nối với các anh chị khóa trên hoặc những người đã tốt nghiệp và đang làm trong lĩnh vực bạn yêu thích để hiểu rõ hơn về sự nghiệp bạn muốn theo đuổi. Một trong những cách dễ dàng nhất để gặp gỡ các cựu sinh viên là kết nối với họ qua Linkedin.
Những người bạn có cùng sở thích và đam mê
Trái ngược với một số người nghĩ rằng kết bạn khi đi du học chỉ là những mối quan hệ ngắn hạn. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng tình bạn lâu dài trong thời gian bạn đi du học. Bạn không cần phải làm quen quá nhiều người nhưng chí ít hãy tìm cho mình vài người bạn có chung sở thích và mục tiêu trong cuộc sống. Có một người bạn cùng trải qua những năm tháng du học sẽ giúp cho bạn có trải nghiệm cuộc sống đáng nhớ hơn và đem lại những giá trị tinh thần khi bạn sống xa nhà.
Trước khi tốt nghiệp đại học, hãy chủ động tham gia các câu lạc bộ hoặc sự kiện trong trường để có cơ hội được làm quen với cả sinh viên quốc tế và sinh viên bản xứ. Đây cũng là một dịp để bạn được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Đối với các trường đại học quốc tế, sinh viên thường tiếp cận với các tài liệu bản mềm. Vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn tải xuống tất cả tài liệu về các môn học trên hệ thống của trường để sử dụng sau này trước khi trường vô hiệu hóa tài khoản của bạn. Hãy chuyển những email quan trọng từ tài khoản email của trường sang tài khoản email cá nhân của bạn nếu bạn thấy cần thiết.
Những tài liệu này sẽ rất hữu ích nếu sau này bạn cần tham khảo bất kỳ kiến thức nào liên quan đến ngành học.
Ngoài ra, hãy kết nối với một cố vấn nghề nghiệp ở trường bạn để xin giúp đỡ về xin việc làm khi ra trường. Trường đại học luôn có các văn phòng hỗ trợ này để bạn dễ dàng tìm đến. Các chuyên gia tư vấn ở đây có thể giúp bạn mọi thứ từ CV và thực hiện các cuộc phỏng vấn mô phỏng để tăng tỉ lệ thành công khi xin việc của bạn.
Sau khi tốt nghiệp, đừng quên rằng bạn vẫn có thể khai thác tài nguyên của trường cũ thông qua các sự kiện dành cho cựu sinh viên và thậm chí là hội chợ việc làm.
Thời gian đi thực tập tốt nhất đối với các sinh viên là khoảng vào 2 năm học cuối cùng. Kỳ thực tập là cơ hội để bạn phát triển bản thân cũng như chuẩn bị để đáp ứng những yếu tố mà ngành đòi hỏi. Do đó, cho dù lịch học dày đặc đối với sinh viên năm cuối, bạn nên tự sắp xếp thời gian để đi thực tập và làm quen với môi trường làm việc thực tế.
Nếu đơn xin thực tập của bạn vẫn chưa thành công, đừng mất lòng, vì tất cả đều là một phần của quá trình. Bạn nên cảm thấy thật thoải mái khi gặp gỡ các nhà tuyển dụng tiềm năng - dù trực tiếp hay trực tuyến - để lấy kinh nghiệm vượt qua cuộc phỏng vấn công việc mơ ước của mình khi vào một thời điểm nào đó.
Hồ sơ xin việc là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phải là một ứng viên phù hợp hay không. Vì thế, hãy bắt đầu học cách trình bày CV của mình thật chỉn chu ngay trước tốt nghiệp đại học để ghi điểm trong mắt các công ty bạn yêu thích. Tùy vào công ty mà bạn muốn ứng tuyển, bạn có thể tạo nhiều bản CV khác nhau trong đó trình bày rõ ràng năng lực bản thân phù hợp với công ty như thế nào và mong muốn làm việc tại công ty đó.
Họ tên và thông tin liên lạc
Phần đầu CV bạn nên ghi rõ họ tên và có thể để hình ảnh cá nhân của mình. Lưu ý rằng hình ảnh trên CV phải được thể hiện một cách chuyên nghiệp. Với thông tin liên lạc, bạn nên bao gồm số điện thoại cá nhân và địa chỉ email của mình vì đây là 2 cách phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với bạn.
Giới thiệu bản thân
Đây là một đoạn văn ngắn nằm ngay dưới tên và thông tin liên lạc của bạn. Nội dung này bạn cần đề cập mục tiêu nghề nghiệp và tổng quan ngắn gọn về bản thân của mình. Ở đây, bạn cần điều chỉnh mục này phù hợp tùy theo từng công ty bạn muốn ứng tuyển. Để tránh dài dòng, bạn chỉ nên đề cập các yếu tố như: Bạn là ai? Mục tiêu nghề nghiệp? Bạn có kinh nghiệm và kỹ năng gì để đóng góp cho công ty?
Học vấn
Bạn nên sắp xếp trình độ học vấn của mình theo thứ tự thời gian ngược lại. Tức là nên để những thông tin mới nhất ở đầu và sau đó là những thông tin cũ. Bạn cần đề cập tên của các trường/học viện và năm bạn đã học ở đó, sau đó là bằng cấp và điểm trung bình bạn đạt được. Nếu bạn có nhiều chứng chỉ và bằng cấp khác nhau hãy tách biệt học vấn và chứng chỉ riêng.
Kinh nghiệm
Đây là phần mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào và đánh giá năng lực chuyên môn của bạn. Bạn có thể sắp xếp theo thứ tự thời gian ngược lại như phần học vấn hoặc để kinh nghiệm làm việc có liên quan nhất đến vị trí bạn đang ứng tuyển lên đầu.
Bạn cần đề cập đầy đủ các thông tin sau ở phần này: tên tổ chức; vị trí bạn từng nắm giữ; khoảng thời gian bạn làm việc tại đây và một đoạn miêu tả vị trí công việc. Bạn nên sử dụng gạch đầu dòng cho phần miêu tả trách nhiệm chính, kỹ năng và thành tích bạn đạt được trong các công việc cũ.
Người giới thiệu
Đây là mục bạn sẽ để lại thông tin liên hệ của những người có thể chứng minh những gì bạn ghi trong CV là sự thật cũng nhưng sẽ là người có thể nêu rõ các kỹ năng, năng lực của bạn nếu nhà tuyển dụng có liên lạc với họ. Những người này có thể là giảng viên, quản lý hoặc đồng nghiệp nơi bạn từng học và làm việc.
Cuộc sống đại học có thể rất thú vị với nhiều trải nghiệm đáng nhớ nhưng cũng có thể trở nên rất khó khăn với nhiều thử thách nhất là cho các sinh viên năm cuối. Vì vậy, nếu bạn sắp tốt nghiệp đại học, bạn nên biết cách chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của mình thật tốt để có thể tận dụng thời gian hiệu quả.
Ba cách bạn cần làm để luôn có sức khỏe và tinh thần tốt: nghỉ ngơi, sống lành mạnh và tận hưởng niềm vui.
Nghỉ ngơi
Đối với sinh viên năm cuối, cũng dễ hiểu khi bạn luôn quên dành thời gian để nghỉ ngơi khi có quá nhiều thứ để lo về gia đình, học tập, công việc và cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, hãy dành một ít thời gian trong ngày để thư giãn bằng cách tắt các thiết bị điện tử và dành thời gian cho bản thân. Tùy vào sở thích mà bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, ngủ trưa hoặc đi dạo để giúp giải tỏa căng thẳng.
Sống lành mạnh
Hãy tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bạn tái tạo năng lượng và giảm bớt căng thẳng. Ngủ ít có thể kiến cho cơ thể mất sức gây ra tình trạng khó tập trung và hay thay đổi tâm trạng. Ngoài ra, bạn nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không nên vì bận bịu mà tìm đến thức ăn nhanh hoặc ăn những món ăn không đảm bảo.
Tận hưởng niềm vui
Bạn cần tìm niềm vui trong những việc bạn làm. Du học ở nước ngoài giúp bạn có nhiều cơ hội để trải nghiệm những cái mới mẻ. Đừng ngần ngại mà đặt bản thân mình ra khỏi vùng an toàn để khám phá những sở thích mới. Hãy ghi lại nhưng hoạt động bạn yêu thích nhất và cố gắng duy trì những việc đó để mang lại một tâm trạng thật tốt mỗi ngày.
Bạn sẽ trở về nhà sau khi tốt nghiệp đại học hay ở lại để tìm việc? Kiểm tra các hạn chế về thị thực của bạn trước khi thị thực du học của bạn hết hạn và dành cho mình nhiều thời gian để chuẩn bị cho các đơn đăng ký và nộp hồ sơ.
Nếu bạn đang học toàn thời gian ở Vương quốc Anh, thì bạn có thể biết rằng bạn có thể làm việc trong tối đa 20 giờ với thị thực sinh viên (trước đây được gọi là thị thực Bậc 4). Chỉ 6% sinh viên nhận thức được rằng, kể từ mùa hè năm 2020, họ có thể ở lại 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học theo sự phục hồi thị thực làm việc (PSW)2. Tại Canada, sinh viên tốt nghiệp đại học có thể nộp đơn xin thị thực PSW, cho phép họ làm việc lên đến 3 năm.
Tại Mỹ, sinh viên có thể đăng ký chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn sau Đại học. Điều này cho phép họ làm việc tạm thời sau khi tốt nghiệp đại học trong 12 tháng trong lĩnh vực liên quan đến ngành học của họ.
Giống như bất kỳ vấn đề nhập cư hoặc thị thực nào, sinh viên năm cuối nên lên kế hoạch trước. Một lần nữa, đừng quên đặt văn phòng hỗ trợ về việc làm của trường đại học của bạn để tìm kiếm cung cấp thông tin.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ và nhân viên dịch vụ khách hàng của chúng tôi sẽ liên hệ lại để hỗ trợ tư vấn lập kế hoạch du học cho bạn.
Nếu bạn không thể tìm thấy công việc mơ ước của mình, tại sao không tạo ra nó bằng cách bắt đầu tự kinh doanh trước khi tốt nghiệp đại học? Bill Gates đăng ký học luật tại Đại học Harvard. Hai năm sau, anh được người bạn và người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen thuyết phục rời trường đại học để thành lập doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Chúng tôi không khuyên bạn nên bỏ học, nhưng không phải lúc nào thành công cũng đi theo một đường thẳng.
Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng cần phải chuẩn bị tài chính trước khi bắt đầu kinh doanh. Hãy nói chuyện với các Giám đốc Quan hệ Khách hàng/ Giám đốc Dịch vụ Khách hàng khối Doanh Nghiệp của HSBC trước để tìm hiểu các giải pháp của chúng tôi dành cho bạn.
Portfolio là gì?
Portfolio là một tài liệu tổng hợp toàn bộ những dự án mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập và làm việc. Khi nhắc đến hồ sơ xin việc, chúng ta chỉ luôn chú trọng vào CV. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên năm cuối đang tìm việc và muốn nổi bật hơn so với các ứng viên khác cũng như giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về năng lực của bạn, bạn có thể đính kèm portfolio của riêng mình cùng với CV. Đối với một số lĩnh vực có thể tạo ra sản phẩm thì portfolio còn là một yêu cầu bắt buộc từ phía nhà tuyển dụng.
Làm sao để tạo portfolio của riêng mình?
Không có một quy tắc nào cụ thể đối với việc tạo portfolio, tuy nhiên, hãy cung cấp portfilo của bạn bằng bản mềm, để các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể xem qua dễ dàng và thậm chí có thể chuyển tiếp nó cho người có thể có công việc phù hợp với bạn.
Bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo với portfolio của mình bằng cách thêm lời chứng thực, blog, ảnh, liên kết mạng xã hội hoặc video vào portfolio của mình, miễn là chúng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tạo portfolio của mình qua các trang web có sẵn, tuy nhiên, hãy luôn cập nhật những sản phẩm mới của mình và kiểm tra xem portfolio có bị lỗi không một cách thường xuyên.
Đi học đại học, đặc biệt là ở nước ngoài, cũng là để vui chơi và tận dụng tối đa trải nghiệm. Trước khi tốt nghiệp đại học, hãy hòa mình vào tinh thần quốc tế và ủng hộ đội thể thao của trường đại học của bạn. Tham gia một câu lạc bộ xã hội, thực hiện một chuyến đi và khám phá đất nước bạn đang học tập vì đây sẽ là những năm tuyệt vời nhất trong cuộc đời bạn.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ và nhân viên dịch vụ khách hàng của chúng tôi sẽ liên hệ lại để hỗ trợ tư vấn lập kế hoạch du học cho bạn.